TẠI SAO SUY GIÁP LẠI DẪN ĐẾN VÔ SINH
Tham khảo : Bệnh lý tuyến giáp tự miễn Hashimoto
Như chúng ta đã biết, tuyến yên có vai trò cực kỳ quan trọng đối với buồng trứng/ tinh hoàn…Tuyến yên sản xuất ra 2 hocmon là Fsh và Lh, trong đó Fsh là hocmon kích trứng/ kích tinh hoàn giúp trứng/ tinh trùng phát triển, nếu thiếu hocmon này thì buồng trứng/ tinh hoàn đều sẽ teo và trứng tất nhiên cũng ko lớn được/ tinh trùng cũng ko sinh ra được.
Lh hocmon giúp trứng chín và rụng/ phóng noãn.
Ngoài Fsh và Lh ra thì tuyến yên còn sản xuất ra TSH nữa, đây là 1 hocmon thích thích tuyến giáp còn gọi là hocmon kích giáp có tác dụng điều hòa sự chế tiết ra T3 và T4 của tuyến giáp ( 2 hocmon này do tuyến giáp sản xuất ra, giống như buồng trứng sản xuất ra E2 và Progestrol vậy )
Tương tự như buồng trứng để kiểm tra xem có bị suy hay ko thì chúng ta làm xét nghiệm Fsh, nếu Fsh cao là chẩn đoán suy buồng trứng. Thì ở đây TSH cao là chẩn đoán suy tuyến giáp. Tức là vì tuyến giáp suy ko thể sản xuất ra T3 + T4 cho nên tuyến yên sẽ gia tăng sản xuất TSH, giống như vì buồng trứng suy ko thể sản xuất ra E2 và progestrol cho nên tuyến yên gia tăng sản xuất Fsh vậy.
Kết luận 1: chẩn đoán suy giáp bằng xét nghiệm TSH cao. Suy giáp TSH sẽ cao. " Nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản bị hiếm muộn mà nguyên nhân xuất phát từ bệnh ở tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp gây vô sinh hiếm muộn nếu không được chẩn đoán và không được điều trị ngoài ra có thể còn là một nguyên nhân gây sẩy thai thường xuyên ở phụ nữ. "
Tuyến giáp hình con bướm
Vậy tại sao suy giáp lại gây vô sinh ở cả Nữ cũng như Nam ?
Nguyên nhân là do giảm chuyển hóa tế bào...
Hormon T4, T3 do tuyến giáp sản xuất ra làm tăng tiêu thụ O2 ở hầu hết các mô trong cơ thể nên làm tăng chuyển hóa cơ sở (CHCS), ngoại trừ não, tinh hoàn, tử cung, lách, bạch huyết, tiền yên. CHCS có thể tăng từ 60-100% trên mức bình thường khi một lượng lớn hormon được bài tiết.
Chính vì thế Khi tuyến giáp suy không tạo ra đủ hormone T3 và T4 thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ sinh sản. Cơ quan sinh dục và cả sinh sản luôn ở trong tình trạng bị đói vì thiếu dưỡng chất thiếu oxy…Trứng sẽ chậm phát triển , chất lượng trứng cũng kém đi…AMH buồng trứng cũng sẽ tụt giảm ...còn tinh hoàn thì giảm sản xuất tinh trùng làm mật độ tinh sa sút…suy giáp sẽ làm AMH thấp
" Chi tiết hơn : Tuyến giáp tiết các hormon thyroxin (T4) và triiodothyronine (T3), nhận ảnh hưởng điều hòa của hormon TSH từ tuyến yên trên não. T4/T3 có chức năng điều hòa nhiều chuyển hóa trong cơ thể. Thyroxin T4 có tác dụng: tăng cường quá trình trao đổi chất; kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp; tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa; tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết; kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh... Hơn nữa các hormon tuyến giáp còn có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát dục, vì thế nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. "
Điều này có nghĩa là, bệnh suy giáp sẽ khiến bạn khó thụ thai hơn nếu bạn đang mong muốn có con. Một nghiên cứu được xuất bản tháng 8 năm 2015 trên tạp chí Journal of Pregnancy chỉ ra rằng, phụ nữ bị suy giáp sẽ ít có khả năng mang thai hơn và sẽ cần nhiều thời gian để mang hơn so với những phụ nữ không bị suy giáp.
Đó là bởi vì phụ nữ bị suy giáp có thể dẫn đến sẽ không rụng trứng, hoặc rụng trứng không thường xuyên, mà để mang thai được thì bạn cần phải rụng trứng.
Suy giáp có thể ảnh hưởng đến cả khả năng sinh sản ở nam giới như trên vừa phân tích, theo Hiệp hội về tuyến giáp của Canada. Mặc dù suy giáp ít phổ biến ở nam giới hơn, nhưng những nam giới bị suy giáp cũng sẽ có ít ham muốn tình dục hơn và có số lượng tinh trùng ít hơn,yếu hơn và dị dạng hơn theo một nghiên cứu tháng 11 năm 2013 trên Frontiers in Endocrinology.
Ngoài ra, suy giáp có thể khiến cả nam giới và phụ nữ cảm thấy mệt mỏi. Một khi bạn cảm thấy mệt mỏi,tất nhiên bạn sẽ không muốn quan hệ nữa. Và khi bạn không quan hệ thường xuyên, khả năng mang thai của bạn sẽ giảm đi.
" Đối với phụ nữ, có một mối liên hệ giữa suy tuyến giáp và vô sinh hiếm muộn. Mức độ hormon tuyến giáp T4 T3 thấp có thể cản trở sự rụng trứng, làm suy yếu buồng trứng từ đó giảm khả năng sinh sản của người phụ nữ. Ngoài ra, progesterone đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị nội mạc tử cung cho trứng thụ tinh. Khi progesterone bị thiếu, trứng sẽ khó thụ tinh với tinh trùng hơn nên sẽ tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn... Những phụ nữ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt (trầm cảm, kích thích, lo âu, căng vú, đầy bụng hay đau bụng, đau đầu, căng tứ chi...) thường có chức năng tuyến giáp kém hơn so với những người khác. Tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sản xuất progesterone của buồng trứng, khi chức năng tuyến giáp kém, progesterone được sản xuất ít hơn, dẫn đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt. "
Kết luận 2: suy giáp có thể dẫn đến suy sinh dục và giảm khả năng sinh sản ở cả 2 giới
Phụ nữ bị suy giáp sẽ tăng nguy cơ xảy thai ( do suy giảm dẫn đến suy hoàng thể - giảm sút Progesterol hocmon củng cố niêm mạc tử cung cho phôi bám )
Bệnh suy giáp có thể dễ dàng được điều trị, và một khi lượng hormone tuyến giáp trở về mức bình thường, bạn có thể mang thai tự nhiên hoàn toàn bình thường. Điều trị suy giáp bao gồm uống hormone tuyến giáp tổng hợp dưới dạng viên nén. Mặc dù sẽ mất vài tháng để xác định được lượng hormone phù hợp với bạn là bao nhiêu, nhưng một khi đã xác định được đúng liều thuốc, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy khỏe hơn và sẽ có khả năng thụ thai.
Khi suy giáp là nguyên nhân của tình trạng vô sinh, thì việc uống thuốc điều trị tuyến giáp sẽ cho phép đa số phụ nữ thụ thai trở lại, sớm nhất là khoảng 6 tuần sau khi điều trị, theo một nghiên cứu xuất bản tháng 2 năm 2015 trên tạp chí OSR Journal of Dental and Medical Sciences. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, rất nhiều phụ nữ gặp vấn đề khi thụ thai không có triệu chứng rõ ràng của bệnh suy giáp mà chỉ có dấu hiệu tăng nhẹ lượng hormone TSH. Do vậy, việc xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hormone TSH lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, nếu bạn đã khó thụ thai và không rõ lý do.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, điều trị suy giáp bằng thuốc không chỉ cải thiện tỷ lệ thụ thai mà còn làm giảm nguy cơ sảy thai trong thai kỳ. Nghiên cứu này đã được xuất bản vào tháng 1 năm 2015 trên tạp The Obstetrician & Gynaecologist.
Khi mang thai thì sao
Một khi bạn đã mang thai, thì việc quan trọng tiếp theo bạn phải làm là duy trì lượng hormone tuyến giáp ở mức bình thường trong suốt thai kỳ. Bác sỹ có thể sẽ điều chỉnh liều thuốc của bạn để giữ lượng hormone TSH luôn trong tầm kiểm soát. Bạn sẽ cần phải được kiểm tra hormone TSH định kỳ trong suốt thai kỳ, thường là khoảng 3 lần.
Đa số các trường hợp, lượng hormone tuyến giáp T3 T4 suy giảm một chút sẽ không ảnh hưởng gì đến em bé hoặc đến thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, suy giáp nặng có thể liên quan đến một số biến chứng, bao gồm sảy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Do vậy, việc tiếp tục uống thuốc chống suy giáp trong suốt thai kỳ là rất quan trọng, và bạn hãy yên tâm rằng, việc này sẽ không có hại gì cho em bé hay cho bạn cả.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến suy giáp :
Các tình huống hay gặp nhất là
Do viêm tuyến giáp hashimoto. Đây là một loại bệnh tự miễn do hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công vào mô tuyến giáp làm giảm khả năng sản xuất hormon tuyến giáp. Do viêm tuyến giáp sau sinh; suy giáp bẩm sinh; chấn thương tuyến yên có thể xảy ra sau phẫu thuật não hoặc nếu có giảm tưới máu đến vùng này; phá hủy tuyến giáp sau dùng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật; uống nhiều thuốc ảnh hưởng đến sản xuất hormon tuyến giáp và dẫn đến suy giáp; thiếu iốt...
Điều trị suy giáp gây giảm AMH ra sao : phần này đang Update ,,Phác đồ : kết hợp thuốc tăng AMH với viên nén hormon tuyến giáp tổng hợp.
Tham khảo điều trị :
Thuốc Levothyroxine tên quốc tế .
Loại thuốc: Hormon tuyến giáp.
Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén: 25, 50, 75, 88, 100, 112, 150, 175, 200, 300 microgam.
Lọ 200 microgam, 500 microgam bột khô để pha tiêm.
Dung môi để pha tiêm: dung dịch natri clorid 0,9%.
Tác dụng
Levothyroxin là chất đồng phân tả tuyền của thyroxin, hormon chủ yếu của tuyến giáp.Tác dụng dược lý chính của hormon giáp ngoại sinh là tăng tốc độ chuyển hóa của các mô cơ thể, giúp điều hoà phát triển và biệt hóa tế bào.
Chỉ định
Ðiều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp do bất cứ nguyên nhân nào ở tất cả các lứa tuổi (kể cả ở phụ nữ có thai), trừ trường hợp suy giáp nhất thời trong thời kỳ hồi phục viêm giáp bán cấp.
Ức chế tiết thyrotropin (TSH): Tác dụng này có thể có ích trong bướu cổ đơn thuần và trong bệnh viêm giáp mạn tính (Hashimoto), làm giảm kích thước bướu.
Phối hợp với các thuốc kháng giáp trong nhiễm độc giáp. Sự phối hợp này để ngăn chặn bướu giáp và suy giáp.
Bệnh suy tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì
Nên ăn : thực phẩm giàu i ốt như hải sản, muối biển nguyên hạt, các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, sup lơ xanh. Thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây tươi, rau xanh..trong đó tảo xoắn cực kỳ phù hợp trong bệnh lý này. Thực phẩm có các axit béo đơn và đạm dễ tiêu. Các gia vị hạt tiêu gừng ớt quế cũng tốt tăng thân nhiệt, lưu thông máu..cải thiện quá trình trao đổi chất. Nhớ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây sinh tố.
Không nên ăn : đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành hạn chế hấp thu i ốt, các lọai rau cải, thịt đỏ như bò cừu gà công nghiệp. Dầu mỡ chất béo nhiều. Các thức uống chứa cồn, gaz và cafe.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC AN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM
Điện thoại/ Zalo tư vấn : 0906 782 538
Email: buthoaycanh@gmail.com
Website: benhsuybuongtrung.vn