Bất cứ bệnh gì có liên quan đến máu huyết, kinh nguyệt rồi thì nhan sắc của Phụ nữ đều có liên quan ít nhiều đến hồng hoa. Nhưng hồng hoa đây không phải là hoa hồng tặng nhân ngày 8 tháng 3, mà là vị thuốc hồng hoa chữa bệnh phụ nữ. (Flos Carthami) tên khoa học.
Hồng hoa dưỡng nhan giúp da mịn màng nuột nà trơn láng
khi nó được sử dụng trong các bài thuốc về máu huyết
Hồng hoa là hoa phơi hay sấy khô của cây Hoa hồng (có hoa màu đỏ) Carthamus tinctorius L. dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo, thuộc họ Hoa cúc ( Asteraceae - Compositae). Cây mọc nhiều ở Trung quốc tại các tỉnh Hà nam, Triết giang, Tứ xuyên, ở Việt nam mọc nhiều ở Hà giang ( Hà tuyên). Khi hái phải đúng lúc hoa có màu hồng là lúc hoa đủ tuổi, nhiều hoạt chất, phơi trong mát.
Hồng hoa có ở tỉnh Hà Tây gọi là ‘Hoài hồng hoa’ rất tốt, cánh hoa dài, màu hồng tím, loại xản xuất ở Tứ xuyên gọi là Xuyên hồng hoa có màu tím, hơi ẩm vàng, trước đây dùng làm thuốc để nhuộm, hiện nay rất thông dụng. 2- Tạng hồng-hoa hay Tây tạng hồng hoa, phần dùng làm thuốc là hoa trụ khô, phần nhiều tập hợp thành dạng khối tròn rời, màu hồng đậm, đơn thể hoa trụ nhỏ mà dài, trụ đầu tam hoa, hơi dẹt, mút trước hơi phình lớn, biểu hiện dạng loa kèn, dài chừng 6-10mm, bên ngoài biểu hiện màu hồng đậm, đầu trơn hơi sáng, có mùi thơm đặc biệt, nhai nhổ ra thấy màu hồng tranh. Tạng hồng hoa thu hái vào tháng 9-10.
Thành phần chủ yếu:
Trong Hồng hoa có chừng 0,3 -0,6% chất gluxit gọi là cactamin (Carthamin) C12H22011 (sắc tố màu hồng), một số sắc tố màu vàng có công thức C24H30015 tan trong nước và rượu. Dung dịch nước rất chóng bị phân giải. Carthamin là một chất tinh thể màu đỏ khi tác dụng với HCl lạnh sẽ cho Iso-Carthamin thủy phân sẽ cho glucoza và Carthamindin (Hồng hoa tố).
Tác dụng dược lý:
A.Theo dược lý cổ truyền:
Tính vị theo đông y: Vị cay, ấm, vào hai kinh tâm và can. Có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới, chữa kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết, thai chết trong bụng. Còn có tác dụng giải nhiệt ra mồ hôi. Phàm khống ứ, trệ không được dùng.
Trong đông y hồng hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, bệnh thấy kinh đau bụng, bệnh kinh nguyệt xấu, bệnh mất kinh (amenorrhee), bệnh khí hư, viêm dạ con tử cung, viêm buồng trứng, có khi dùng uống cho ra thai chết trong bụng.
Thuốc có tác dụng hoạt huyết khử ứ thông kinh làm tan huyết khối máu cục. Chủ trị các chứng đau kinh, kinh bế, sau sanh đau bụng, đau do ứ huyết, các chứng trưng hà tích tụ, đau khớp, ban chẩn.
Trích đọan y văn cổ:
• Sách Khai bảo bản thảo: " Chủ sản hậu huyết vận, cấm khẩu, máu xấu không ra hết, cơn đau thắt, thai chết lưu, sắc với rượu uống".
• Sách Bản thảo kinh sơ: " Hồng hoa là thuốc hành huyết chủ yếu. Chủ trị sau sanh huyết vựng cấm khẩu, máu xấu không ra, nghịch lên xung tâm sinh ra hôn mê chóng mặt, cấm khẩu . trong bụng đau do máu xấu không ra hết, thai chết trong bụng, nếu không hành huyết hoạt huyết thì thai không ra. Thuốc có tác dụng hành huyết nên trị được đau bụng, trục được thai ra".
• Sách Bản thảo hội ngôn: " Hồng hoa là thuốc phá huyết, hành huyết, hòa huyết chủ trị nhiều bệnh thai sản do huyết hoặc do huyết phiền, huyết vựng, hôn mê không nói được hoặc do máu xấu hại tâm, bụng rốn đau, bào thai không ra, thai chết trong bụng, không có Hồng hoa không trị được".
• Sách Dược phẩm hóa nghĩa viết: " Hồng hoa chuyên thông lợi kinh mạch là khí dược trong huyết, vừa có thể tả vừa có thể bổ, nếu dùng lượng 3 - 4 đồng cân thì thuốc quá cay ôn khiến huyết tẩu tán. Cùng với Tô mộc trục ứ huyết, hợp với Nhục quế thông kinh bế, hợp với Qui thược trị đau toàn thân hoặc ngực bụng đau do tác dụng hoạt huyết. Nếu dùng 7 - 8 phân để sơ can, khí trợ huyết hải, đại bổ huyết hư, đó là tác dụng điều hòa huyết, nếu chỉ dùng 2 - 3 phân thuốc vào tâm, giải tà nhiệt ở tâm làm cho huyết được điều hòa".
B.Kết quả nghiên cưú dược lý hiện đại:
1.Hồng hoa có tác dụng tăng co bóp tử cung rõ rệt, liều lượng nhỏ làm cho tử cung co bóp đều, lượng lớn làm cho tử cung co bóp tăng nhịp, thậm chí làm rung cơ tử cung, đối với tử cung của động vật có thai tác dụng làm tăng co bóp càng rõ. Đối với cơ trơn của ruột, thuốc cũng có tác dụng hưng phấn thời gian ngắn.
2.Thuốc có tác dụng hạ áp: làm tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim và lưu lượng máu động mạch vành của chó được gây mê.
3.Thuốc có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu. Thuốc còn có tác dụng bảo vệ chống nhồi máu cơ tim trên mô hình thắt động mạch vành của chó hoặc gây thiếu máu cơ tim trên chuột bạch lớn.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, sau sinh máu xấu không ra hết, dùng các bài:
• Hồng hoa tửu: Hồng hoa 10g, sức với rượu chia 3 lần uống. Trị đau kinh.
• Hồng hoa 5g, Xuyên khung, Đương qui, Hương phụ, Diên hồ sách đều 10g, sắc nước uống hoặc phối hợp với rượu Đương qui uống, trị đau bụng kinh.
• Hồng hoa 3g, Ích mẫu thảo 15g, Sơn tra 10g, cho đường đỏ vừa đủ uống. Trị sau sanh máu xấu không ra hết.
3.Trị sở ban mọc không đều, ung nhọt:
• Đương qui - Hồng hoa ẩm: Đương qui 6g, Hồng hoa 4g, Tử thảo, Đại thanh diệp, Liên kiều, Ngưu bàng tử đều 10g, Hoàng liên 5g, Cam thảo 3g, Cát căn 10g sắc nước uống.
4.Trị huyết khối ở não: Khương Anh Như dùng Hồng hoa 50% - 15 ml(có tương đương 75g thuốc sống), gia vào 500ml glucoz 10% truyền tĩnh mạch ngày một lần, 15 ngày là một liệu trình. Trị cho 137 ca, tỷ lệ có kết quả 94,7% ( Tạp chí Y dược Sơn tây 1983, 5:297).
5.Trị bệnh mạch vành: Vương Đại Tuấn dùng 50% dịch chích Hồng hoa cho vào dung dịch glucoz chích tĩnh mạch, nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc chích bắp, trị 100 ca. Cơn đau thắt ngực có kết quả là 80,8%, kết quả điện tâm đồ 26%, chuyển biến tốt 40%. Đối với chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch não gây đau đầu, váng đầu, hồi hộp, cũng có kết quả nhất định( Tạp chí Tim mạch 1976,4(4):265).
Hồng hoa trị thiếu máu não - Nhũn não
6.Trị lóet hành tá tràng: dùng Hồng hoa 60g, Đại táo 12 quả cho nước 300ml, sắc còn 150ml lọc cho mật ong 60g trộn đều, mỗi ngày uống nóng 1 lần, ăn táo uống liền 20 thang. Trị 12 ca đều khỏi (1985,4:20).
7.Trị viêm da thần kinh: dùng dịch Hồng hoa phong bế trị 70 ca: khỏi 25 ca, tốt 35 ca, không kết quả 10 ca. Tỷ lệ kết quả 85,7% ( Tân y học 1974,5(12):609).
2.Trị đau sưng do chấn thương ngoại khoa:
- Hồng hoa, đào nhân, sài hồ, đương quy đều 10g, đại hoàng 8g sắc uống.
- Dùng hồng hoa 60g, đại táo 12 quả cho nước 300ml, sắc còn 150ml lọc cho mật ong 60g trộn đều mỗi ngày uống nóng 1 lần, ăn táo uống liền 20 thang. Trị 12 ca đều khỏi (1985,4: 4,20).
Trong y học cổ truyền, hồng hoa và đào nhân có tác dụng giống nhau nhưng cách dùng có chỗ phân biệt như sau:
Hồng hoa và đào nhân đều khứ ứ, thông kinh, tiêu thũng, chỉ thống.
Nhưng hồng hoa là chất nhẹ thăng lên, chạy ra ngoài đưa tới đỉnh cao, thông kinh, đạt lạc; nên là thuốc khí dược trong huyết. Nếu huyết ứ tại kinh và ở bên trên thì nên dùng ngay. Nó còn kiêm dưỡng huyết. Tang hồng hoa so với hồng hoa thì lực mạnh hơn, lực dưỡng huyết càng tốt hơn, còn có tính giải độc.
Đào nhân là chất trọng trầm xuống, thiên vào bên trong chạy xuống hạ tiêu, sở trường phá huyết ứ phù tạng, kiêm nhuận trong thông tiện.
Liều dùng và chú ý:
• Liều thường dùng: 3 - 10g, cho vào thuốc thang sắc uống. Hãm trà uống riêng dùng từ 1g đến 2g/ ngày
• Trên lâm sàng hay dùng nhị hồng hoa trị cơn đau thắt ngực, co thắt mạch vành, thiếu máu cơ tim, viêm tắc động mạch chi.
Dưới đây là 6 tác dụng của Hồng Hoa nếu hãm trà uống…2g/ ngày
Làm đẹp dưỡng nhan
Dùng trà hồng hoa có hiệu quả cao trong hoạt huyết thông mạch. Mỗi ngày uống khoảng 2g, sau một thời gian bạn sẽ thấy da trở nên đẹp đẽ, huyết khí được điều hòa, giúp thông kinh. Nó còn có thể làm giảm các vết nám tàn nhang trên da mặt, điều chỉnh các nơi trên thân thể người phụ nữ một cách hoàn hảo nhất. Hồng hoa giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể, khiến người phụ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng quyến rũ. Dùng hồng hoa nghiền thành bột đắp mặt, có công dụng làm da trắng đẹp, chống ô xy hóa và lão hóa da…
Cải thiện thị lực
Hồng hoa còn có thể cải thiện lưu thông máu ở võng mạc mắt, bảo vệ tầng bên trong của lớp võng mạc. Có thể cải thiện việc thiếu máu ở võng mạc mắt đối với những người bị nhẵn áp cao làm tổn thương võng mạc mắt. Không những thế, hồng hoa còn cung cấp các hoạt chất nhóm carotenoid, tăng cường khả năng chống ô xy hóa, có tác dụng tích cực đối với những người già bị thoái hóa điểm vàng. Nó giúp hạ nhãn áp đối với người bị tăng nhẵn áp mang tính nguyên phát.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Cuộc sống áp lực cao, do đó phụ nữ ngày nay dễ phát sinh vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Nhiều người thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, gây ra phiền phức trong công việc. Sử dụng hồng hoa sẽ có tác dụng thông kinh, dưỡng huyết một cách toàn diện. Có thể thông qua việc uống trà hồng hoa để điều tiết, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu là trong kỳ kinh thì không nên uống.
Điều trị rối loạn nội tiết tố
Thường xuyên uống trà hồng hoa còn có thể thúc đẩy khí huyết cơ thể lưu thông, khả năng cung cấp ô xy trong máu sẽ tăng lên, giúp điều tiết hệ thống nội tiêt tố trong cơ thể, cuối cùng đạt hiệu quả tăng cường thể chất.
Bảo vệ tim mạch
Vì hồng hoa có tác dụng lưu thông kinh lạc, nên nó có tác dụng trong việc bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể, có hiệu quả trong việc bảo vệ mạch máu não, phòng tránh các bệnh lý về tim mạch như huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Người trung niên và người già thường xuyên dùng hồng hoa, sẽ hỗ trợ phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim và huyết khối não. Hồng hoa có thể tăng cường sự trao đổi chất, làm giảm sự ô xy hóa, do đó có tác dụng trong việc bảo vệ hệ tim mạch.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Thường xuyên uống trà hồng hoa sẽ giúp lưu thông khí huyết, kháng viêm một cách tự nhiên. Khi các hoạt chất từ hồng hoa đi vào cơ thể, chúng điều chỉnh toàn bộ thân thể một cách tự nhiên để mang lại hiệu quả rất tốt. Đông y cho rằng, hồng hoa có thể điều tiết âm dương trong cơ thể đạt tới trạng thái cân bằng, nếu âm dương cân bằng tự nhiên sẽ tăng cường được hệ miễn dịch.
Hồng hoa hiện diện 80% trong thành phần các bài thuốc chữa bệnh máu huyết
Cách sử dụng Hồng Hoa thông dụng nhất
– Hãm Trà hồng hoa: Dùng hồng hoa 3-5 nhụy, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày.
– Nấu Cháo hồng hoa: Dùng hồng hoa 10 nhụy, đương quy 10g, đan sâm 15g, gạo nếp 50-100g. Trước hết sắc các vị thuốc, chắt lấy nước bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo ăn vào lúc đói bụng.
Tác dụng: Dưỡng huyết, hoạt huyết, điều kinh. Dùng trong trường hợp nám do do huyết hư (thiếu máu), huyết ứ, sắc mặt vàng xạm.
–Làm viên Hóa ứ đan: Dùng hồng hoa, sài hồ, bạc hà, chi tử, quy vĩ, xích thược – Hồng hoa 30 nhụy, mỗi thứ còn lại 30g, nghiền thành bột mịn, trộn với mật làm thành viên 6g, buổi sáng buổi tối uống mỗi lần 1 viên.
Tác dụng: cải thiện chức năng gan, chữa da nám, da xạm.
– Sắc uống bài thuốc Hóa ứ trừ ban thang: Dùng hồng hoa, đương quy, đào nhân, xích thược, xuyên khung, trạch lan, hương phụ, sài hồ – hồng hoa 9 nhụy, mỗi thứ còn lại 9g, đan sâm 15g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 trái, hành trắng 3 đoạn ngắn. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống.
Tác dụng: Chữa nám da do huyết ứ: Còn có tác dụng làm đẹp da, chữa nám da do chức năng gan suy yếu.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC AN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM
Điện thoại/ Zalo tư vấn : 0906 782 538
Email: buthoaycanh@gmail.com
Website: benhsuybuongtrung.vn