BỆNH TUYẾN GIÁP GÂY KHÓ MANG THAI RA SAO
Bệnh tuyến giáp làm trứng chậm rụng hoặc không rụng ra sao..và lý do vòng kinh dài ra hơn 28 ngày !
Bệnh tuyến giáp có thể làm vòng kinh ngắn hơn bình thường, trứng rụng sớm và ngược lại có thể làm trứng lớn chậm, rụng chậm khiến vòng kinh dài hơn bình thường. Và trong một số tình huống, bệnh nhân có biểu hiện bệnh đa nang buồng trứng là do xuất phát từ bệnh lý tuyến giap gây ra. Bệnh nhân đi khám, bác sỹ chẩn đoán rối loạn phóng noãn rất giống với bệnh buồng trứng đa nang, nhưng gốc bệnh lại từ tuyến giáp.
Tóm lược trước bài viết : Vì entry này kiến thức rất nhiều, liên quan tác động qua lại giữa tuyến giáp – hạ đồi - tuyến yên – buồng trứng, nên thật sự là nó ko dành cho bệnh nhân, mà chỉ dành cho những ai nghiên cứu bệnh bởi lẽ đọc để hiểu cũng đòi hỏi kiến thức khá sâu. Bài viết này trình bày về rối loạn tuyến giáp gây ức chế tuyến yên, từ đó tuyến yên ức chế buồng trứng và kéo theo vấn đề về trứng và kinh nguyệt. Trên lâm sàng, chỉ có những bạn nào mà trứng chậm lớn và chậm rụng hay ko tự rụng được đi cùng vòng kinh ngắn quá hay dài quá thì mới có thể liên quan thêm bệnh tuyến giáp. Mà những bạn nầy lại thường có chỉ số AMH rất tốt từ trên 2ng đến 6ng. Còn những bạn AMH thấp, mà trứng vẫn phát triển và rụng bình thường, vòng kinh ko dài ko ngắn thì hầu hết không phải là đối tượng nghiên cứu trong bài viết này, mà họ chỉ đơn thuần là giảm dự trữ noãn àm thôi, không có gì đặc biệt ngoài tăng AMH và chất lượng noãn.
Để vào bài viết chúng ta xem ngay 2 ví dụ minh họa sau :
Bạn Oanh, có vòng kinh 26 ngày, trứng ngày 12 hay 13 chu kỳ đã rụng.
Bạn Thy, có vòng kinh 32..35 ngày, trứng ngày giữa kỳ 14 vẫn chỉ đạt 14mm là dừng và có chu kỳ không rụng trứng.
Xét nghiệm, bạn Oanh suy giáp nhẹ, , FT4 và FT3 giảm nhẹ, TSH tăng kích thích tuyến yên tăng hoạt động, tăng sản xuất Fsh và LH nên trứng phát triển nhanh và rụng sớm khiến vòng kinh ngắn lại,
Ngược lại bạn Thy, xét nghiệm có cường giáp nhẹ, FT4, FT3 tăng nhẹ, TSH giảm ức chế tuyến yên giảm sản xuất Fsh và LH. Thiếu 2 hocmon này thì buồng trứng chậm phát triển và chậm rụng trứng nên vòng kinh dài ra.
Để tóm tắt vấn đề trên, chúng ta có thể hiểu nôm na, tuyến giáp chi phối hoạt động của tuyến yên , mà tuyến yên sản xuất ra 2 hocmon quan trọng là Fsh+Lh chi phối hoạt động của buồng trứng. Vì thế nếu tuyến giáp bị bệnh sẽ gây rối loạn hoạt động của tuyến yên từ đó gây rối loạn hoạt động của buồng trứng dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
Đây là phản ứng dây chuyền.
Bạn đã giải thích được vì sao trứng chậm rụng, vòng kinh từ 28 tăng lên 32 – 35 ngày, đồng thời người bệnh hay bị táo bón vì tuyến giáp giảm sản xuất T3,T4 dẫn tới giảm nhu động ruột sinh táo bón ! Và ngược lại nếu tuyến giáp tăng sản xuất T3, T4 thì dẫn tới tăng nhịp tim và tăng co bóp ruột gây tiêu chảy !
Suy giáp nhẹ có thể làm vòng kinh ngắn lại và cường giáp nhẹ có thể khiến chu kỳ dài ra. Lưu ý điều này chỉ đúng với những bạn có mức AMH bình thường không cao, không thấp. Và trong phạm vì bài này đang xem xét những bạn có AMH trên 2ng đến 5ng.
TSH tăng/ T3,T4 giảm = suy giáp. Điều trị bằng L-thyroxin
TSH giảm/ T3,T4 tăng = cường giáp. Điều trị bằng MTU,PTU hay Neomercazole
Suy giáp kích thích tuyến yên phải tăng sản xuất TSH à tăng Fsh, Lh hocmon nên trứng có thể phát triển nhanh hơn và rụng sớm khi còn non. Nên nội mạc bong sớm và chu kỳ đến sớm. Điều này giải thích vì sao vòng kinh ngắn lại,
Cường giáp ức chế tuyến yên giảm sản xuất TSH à giảm Fsh,Lh hocmon nên trứng có thể phát triển chậm hơn và bị thiếu hocmon Lh nên trứng ko chín ko rụng. Nội mạc bong trễ, thì vòng kinh dài ra.
Nói chung bệnh lý tuyến giáp đều gây rối loạn chức năng sinh sản, với những người mà có vấn đề về trứng chậm lớn hoặc không thể lớn kèm theo trứng không thể tự rụng thì đều nên kiểm tra tuyến giáp trước khi điều trị hiếm muộn.
Chuyên gia nội tiết sinh sản Mỹ thuộc Bệnh viện Lenox Hill tại TP New York, TS Tomer Singer, đồng ý với nghiên cứu nói trên. Trang tin MNT dẫn lời ông Singer: “Trong hơn 2 thập niên qua, chúng tôi lưu ý mối quan hệ chặt chẽ giữa bệnh về tuyến giáp với vô sinh cũng như tác hại lên thai kỳ và hậu quả lúc sinh nở. Tôi ủng hộ việc kiểm tra phát hiện rối loạn chức năng tuyến giáp lúc bắt đầu mang thai, khi chữa trị vô sinh và tìm kiếm nguyên nhân sẩy thai”. Ông cho biết biện pháp phát hiện rối loạn tuyến giáp chỉ cần qua xét nghiệm máu một cách đơn giản đồng thời việc chữa trị cũng đơn giản và an toàn với khả năng phục hồi cao. Một chuyên gia khác cũng hậu thuẫn cho lập luận nói trên là TS Alan Copperman, Trưởng Khoa Nội tiết sinh sản và vô sinh tại Bệnh viện Mount Sinai ở TP New York.
"Rối loạn tuyến giáp có thể cản trở sự rụng trứng của bệnh nhân và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho kinh nguyệt không đều. Việc điều trị là đơn giản, an toàn và mang lại sự ổn định của chu kỳ kinh chỉ sau vài tuần", Tiến sỹ Singer giải thích.
Ông cũng bổ sung thêm: "Điều trị là an toàn trong thai kỳ với phác đồ uống một viên thuốc mỗi ngày theo cân nặng của bệnh nhân và giám sát bằng một xét nghiệm máu đơn giản. Điều trị bệnh này có thể tăng khả năng mang thai, giảm nguy cơ sảy thai và cải thiện sức khỏe của con".
Sau đây là một vài tình huống lâm sàng
Phục hồi sự rụng trứng bình thường chỉ sau vài tháng điều trị bằng Thyroxin trong tình huống suy giáp :
Thyroxin là hocmon do tuyến giáp sản xuất ra. Có 2 loại là T3 và T4. Tùy vào số nguyên tử iod trong phân tử thyroxin là 3 hay 4 nguyên tử mà đặt tên T3 hay T4. Nếu tuyến giáp suy yêu không sản xuất ra đủ thyroxin thì mọi hoạt động trong cơ thể bạn bị đình trệ, trong đó bao gồm cả hoạt động của buồng trứng như trứng chậm lớn và ko rụng trứng.
Do T3 và T4 thấp trong suy giáp có thể ngăn cản buồng trứng hấp thu Fsh và Lh.
Hai hormon này có tác dụng trên nhiều cơ quan và xúc tác các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nếu thiếu hormon giáp, người bệnh rơi vào tình trạng suy giáp, các chuyển hóa trong cơ thể chậm lại, từ cơ quan thần kinh (làm cho suy nghĩ chậm chạp, nói chậm, ít vận động, hay ngủ ..), tim mạch (tim đập chậm, mạch yếu), tiêu hóa (ăn ít, chậm tiêu, táo bón), đến các biểu hiện khác như người ít đổ mồ hôi, luôn cảm thấy lạnh mặc dù thời tiết bình thường …
Ngược lại, nếu dư hormon giáp, gọi là tình trạng cường giáp, người bệnh có những triệu chứng theo hướng chuyển hóa quá mức như: dễ cáu gắt, ít ngồi yên, sụt cân, uống nhiều, tiểu nhiều, cảm giác nóng nực, hay đổ mồ hôi, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim … Ngoài ra, hormon giáp còn có vai trò quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ em.
Tham khảo người bị cường giáp nên thường xuyên sử dụng các loại hoa quả này:
- Rau họ cải: Bông cải xanh, xúp lơ, cải xoăn, bắp cải có chứa goitrogen có thể làm giảm việc sản xuất horomon của tuyến giáp. Người bị cường giáp có thể ăn các loại rau này mỗi ngày;
- Thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3 như: cá hồi, nấm, quả óc chó, dầu oliu, dầu hạt lanh. Thực phẩm này giúp cung cấp lượng axit béo cho cơ thể, tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân cường giáp. Ngoài ra các thực phẩm giàu vitamin D ngăn ngừa loãng xương;
- Đạm từ thực vật như đạm đậu nành và các loại đậu đã được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe. Người bị cường giáp thường dễ bị giảm cân, do đó cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Protein từ các loại đậu an toàn và tốt cho người bị cường giáp;
- Nếu bệnh nhân cường giáp không có các dấu hiệu khó tiêu, đầy bụng sau khi sử dụng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai thì hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm này, vì các chế phẩm từ sữa giàu canxi, hạn chế bệnh loãng xương vốn thường gặp ở bệnh nhân cường giáp.
Những thực phẩm không nên dùng nếu bạn bị cường giáp
- Thực phẩm giàu i-ốt: Muối i-ốt, rong biển, tảo bẹ và một số loại hải sản… vì các thực phẩm này làm tăng hoạt động của tuyến giáp, làm tăng tình trạng cường giáp;
- Cà phê: Caffein là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, làm bộ máy cơ thể chạy nhanh bất thường, dẫn đến tỏa nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Do đó người bị cường giáp không nên dùng;
- Sữa tươi nguyên kem: Sữa tươi nguyên kem không được khuyến khích cho bệnh nhân cường giáp vì sữa nguyên kem lượng chất béo nhiều hơn, trong khi khả năng tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp thường không tốt như người bình thường. Nếu tiêu thụ sữa nên chọn loại sữa đã được tách kem;
- Bột: Bột chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đây cũng là loại thực phẩm có đường huyết cao và có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormon trong máu. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể khôi phục lại mức độ hormon khỏe mạnh trong cơ thể, bao gồm cả hormon ở tuyến giáp. Nên nếu bị bệnh cường giáp thì hạn chế ăn mì ống, bánh mì;
- Đường: Ăn nhiều đường có thể làm tăng mức độ hồi hộp ở những người mắc chứng cường giáp. Do đó nên tránh các thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, các loại mứt, thạch;
- Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa cao. Người bị cường giáp ăn nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường;
- Dầu thực vật hydro hóa: Loại dầu này thường được sử dụng để chế biến, sản xuất các loại thực phẩm. Loại dầu này giàu chất béo chuyển hóa, có thể gây hại đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể, có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh cường giáp. Do đó, người bị cường giáp nên hạn chế các loại bánh quy giòn, bơ thực vật;
- Đồ uống chứa cồn: Người bị cường giáp nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa cồn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.
Entry đang còn update !
Hiện nay lĩnh vực nghiên cứu và điều trị của Phòng khám tập trung vào :
1/ Cứu suy buồng trứng cho những bạn bị Fsh cao kèm AMH thấp bằng cách điều trị giảm Fsh trước , tránh cho buồng trứng bị kích thích liên tục bởi hocmon Fsh . Sau đó bài thuốc sẽ giúp tăng AMH ở những bạn chưa bị phá hỏng hoàn toàn buồng trứng.
2/ Điều trị bảo tồn và kéo dài tuổi mãn kinh cho các bạn bị giảm dự trữ buồng trứng bằng phương pháp tăng AMH. Sẽ giải trình trong bài viết khác.,
3/ Điều trị Đa nang buồng trứng AMH cao, tỷ số LH/ Fsh lớn hơn 2 bằng cách giảm AMH , giảm hocmon nam cao, tăng đáp ứng của buồng trứng trước kích thích với lượng Fsh nhỏ.
4/ Điều trị đột biến gien xảy thai do thiếu hoặc không chuyển hoá axit folic trên bệnh nhân có nền AMH thấp.
5/ Điều trị lạc nội mạc buồng trứng tử cung, U nang buồng trứng gây tụt AMH và giảm chất lượng trứng
và nhiều tình huống khác như : Nội mạc tử cung mỏng , chỉ số NK cao gây khó chuyển phôi, ...
Nam giới bị quai bị suy tinh hoàn có Fsh cao, thiểu tinh hay vô tinh. Nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh gây giảm chất lượng tinh trùng.
Nam giới bị đứt gãy tinh trùng có chỉ số DFI cao, trùng dị dạng gây hỏng phôi, không có tim thai, sảy thai sớm, lưu thai ..v..v
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC AN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM
Zalo/ DT : 037.534.6898 và 090.678.2538
Email: buthoaycanh@gmail.com
Website: benhsuybuongtrung.vn