Khái niệm Viêm dạ dày mạn tính là gì?
Viêm dạ dày là thuật ngữ được sử dụng lần đầu vào năm 1728 do bác sĩ Georg Ernst Stahl đề xuất để chỉ những thương tổn trên lớp niêm mạc của bệnh nhân. Thông thường viêm dạ dày thường có 2 mức độ: viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính (hay mãn tính). Nếu không được phát hiện sớm và chữa kịp thời sẽ để lại rất nhiều di chứng cũng như biến chứng như hẹp môn vị, xuất huyết bao tử phải mổ cắt bỏ bán phần khiến bạn gầy đi khó tăng cân, ung thư dạ dày, thậm chí tử vong. Chính vì thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh dạ dày đúng và nhanh là vô cùng cần thiết với chúng ta.
Các dạng viêm dạ dày mạn tính
Có 4 dạng viêm dạ dày mạn tính được xác định cho đến ngày nay. Các dạng viêm dạ dày mạn tính thường liên quan trực tiếp đến các yếu tố gây bệnh như:
Viêm dạ dày mạn tính do thương tổn dạ dày trong thời gian dài. Tình trạng này chủ yếu gặp phải ở những bệnh nhân có viêm dạ dày cấp tính nhưng không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm dẫn đến tình trạng bệnh trở thành mạn tính.
Viêm dạ dày mạn tính do sự ảnh hưởng của vi khuẩn dạng xoắn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp) trong cơ thể bệnh nhân. Mặc dù không phải loại vi khuẩn Hp nào cũng có thể gây ra viêm dạ dày mạn tính nhưng mối nguy hiểm của vi khuẩn Hp dạ dày vẫn rất đáng lo.
Viêm dạ dày mạn tính do điều trị bằng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài, lạm dụng các chất kích thích hóa học, rượu bia, thuốc lá.
Viêm dạ dày mạn tính do hệ thống miễn dịch gặp ảnh hưởng, gây tổn thương các tế bào dạ dày. Tình trạng này còn có thể gây ra nguy cơ thiếu máu, thiếu vitamin, ung thư,…
Đối với bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, việc phân loại các dạng viêm dạ dày có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bởi giúp bác sĩ có hướng can thiệp đối với yếu tố gây bệnh, giúp cho việc điều trị đạt kết quả tối ưu nhất.
Nhận biết triệu chứng viêm dạ dày mạn tính
Các dấu hiệu viêm dạ dày mạn tính tương đối giống với những dấu hiệu viêm dạ dày cấp tính. Tuy nhiên viêm dạ dày cấp tính thường xuất hiện các triệu chứng với tần suất thường xuyên hơn.
Bạn nên chú ý một ý dấu hiệu chính như:
Có cảm giác đau bụng trên gây khó chịu.
Bệnh nhân có cảm giác khó tiêu sau khi ăn.
Người bệnh thường xuyên bị đầy hơi khó chịu.
Buồn nôn và nôn cũng là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng buồn nôn và nôn có thể gặp phải sau khi ăn uống xong.
Cảm giác ăn uống không ngon miệng cũng thường gặp phải ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính do buồn nôn và nôn kéo dài.
Cân nặng của bệnh nhân cũng giảm sút do ăn uống không ngon miệng.
Khi có các dấu hiệu viêm dạ dày mạn tính, bệnh nhân nên thăm khám sớm để được chẩn đoán bằng một số phương pháp như:
Xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn trong dạ dày.
Kiểm tra vết loét dạ dày, kiểm tra phân để đánh giá tình trạng viêm loét và phát hiện chảy máu dạ dày trên vết loét (nếu có).
Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân.
Nội soi đường tiêu hóa để quan sát tình trạng dạ dày và đánh giá tình trạng thương tổn trên vết loét.
Trong các phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính, nội soi là phương pháp thường được chỉ định nhiều nhất để giúp đánh giá các thương tổn ở bệnh nhân. Nội soi cũng giúp nhận biết sớm các biến chứng không mong muốn như polyp dạ dày, các vết sẹo dạ dày, ung thư dạ dày,…
Điều trị viêm dạ dày mạn tính theo tây y hiện nay :
Viêm dạ dày mạn tính thường được điều trị bằng các loại thuốc đặc trị viêm dạ dày mạn tính. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các biện pháp để ngăn chặn viêm dạ dày mạn tính tái phát.
Các loại thuốc điều trị viêm dạ dày mạn tính thường được chỉ định gồm có:
Nhóm thuốc kháng acid dạ dày gồm các nhóm thuốc chứa canxi cacbonat, (tums, rolaids),…
Nhóm thuốc kháng H2 như rantidine (Zantac).
Các nhóm thuốc ức chế bơm proton như omeprazole (prilosec),…
Những bệnh nhân đang điều trị với aspirin có thể được chỉ định ngưng dùng hoặc giảm liều dùng trong thời gian điều trị viêm dạ dày cấp tính nhằm tránh nguy cơ kích ứng dạ dày không mong muốn. Điều trị viêm dạ dày mạn tính tương đối mất thời gian, bệnh cũng có khả năng tái phát theo từng đợt. Đôi khi phải mất nhiều năm để điều trị căn bệnh này.
Đối với những trường hợp viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn Hp, bạn cần thực hiện điều trị theo phác đồ chuyên biệt.
Phác đồ điều trị tận gốc viêm dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính
Một số lưu ý khác trong quá trình điều trị viêm dạ dày mạn tính
Bên cạnh việc áp dụng các cách chữa viêm dạ dày mạn tính ở trên, bạn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho dạ dày. Việc điều trị và hồi phục cũng sẽ tiến triển thuận lợi hơn.
Không nên dùng quá nhiều thực phẩm mặn. Trong bữa ăn hàng ngày không nên nêm nhiều muối.
Tránh tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá trong quá trình điều trị.
Kiêng thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn, có chất bảo quản, thịt hun khói,…
Nên bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây để bổ sung các vitamin cũng như chất xơ cho cơ thể.
Những thực phẩm giàu probiotic như sữa chua cũng được khuyến khích để giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa.
Bổ sung các loại thịt trắng như cá, thịt gà,…
Tăng cường đạm thực vật như các loại đậu, đậu hũ,…
Bổ sung tinh bột để giúp tráng dạ dày với các thực phẩm như gạo, bánh mì, bún, miếng, mì,…
Trong quá trình chữa bệnh viêm dạ dày mãn tính cần tránh tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị khác để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC AN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM
Điện thoại/ Zalo tư vấn : 0906 782 538
Email: buthoaycanh@gmail.com
Website: benhsuybuongtrung.vn