NGUYÊN NHÂN CHU KỲ DÀI
CHU KỲ KINH DÀI DO ĐÂU
Hiện nay có rất nhiều bạn nữ trẻ bị hiếm muộn do hàng tá các lý do khác nhau. Một trong số đó là hiện tượng chu kỳ kinh kéo dài nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để lý giải vì sao . Nguyên nhân chu kỳ dài được xác định chính là do trứng phát triển chậm và rụng không đúng thời điểm. Nhưng trứng phát triển chậm lại là do thiếu hụt FSH là một hormon của tuyến yên tiết ra có tác dụng kích thích nang noãn tăng trưởng.
Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu vấn đề này .
Bài viết của Phúc An Đường Sài Gòn
Vậy vì sao lại có sự thiếu hụt FSH
Thứ nhất là do Prolactin cao : Prolactin cũng là 1 hormon do thuỳ trước tuyến yên sản xuất ra. Prolactin sẽ tăng cao sau khi sinh con để kích thích tuyến vú tăng tiết sữa. Trong chu kỳ kinh, nếu Prolactin tăng sẽ gây ức chế tuyến yên giảm sản xuất FSH, từ đó dẫn tới trứng chậm phát triển.
Prolactin cao có thể do một số nguyên nhân gây ra như : stress, áp lực công việc căng thẳng, mất ngủ, chế độ ăn , U tuyến yên… nhưng U tuyến yên thì Prolactin sẽ rất cao trên 2000 đơn vị . trong khi các nguyên nhân khác làm tăng Prolactin không cao lắm ( dưới 800 đv )
Mức độ prolactin trong máu cũng có thể tăng lên trong một số tình trạng sinh lý bình thường như: sau bữa ăn nhiều thịt, sau giao hợp, kích thích núm vú, sau tập thể dục hoặc khi bị căng thẳng (stress), ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
Nồng độ Prolactin cao làm ức chế hoạt động tổng hợp steroid ( Estradiol ) của buồng trứng, ức chế sản xuất và tiết ra nội tiết tố sinh dục ở tuyến yên như FSH và LH . Chính vì vậy trứng không thể lớn và rụng đúng chu kỳ.
Trong thời gian mang thai, nồng độ prolactin tăng lên do ảnh hưởng của sự tăng sản sinh estrogen và progesterone.
Sự tiết prolactin của thùy trước tuyến yên được điều hòa bởi các tế bào thần kinh của tuyến nội tiết ở vùng dưới đồi. Đây là hormone prolactin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, bao gồm:
- Prolactin đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều hòa hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tế bào và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tuyến tụy.
- Với hệ sinh dục, prolactin liên quan trực tiếp đến quá trình rụng trứng, hình thành kinh nguyệt và tạo điều kiện thụ thai ở phụ nữ. Khi nồng độ prolactin máu tăng cao sẽ làm giảm nồng độ estrogen trong máu, cản trở estrogen tác động ngược lên trục dưới đồi – tuyến yên tăng tiết LH. Khi cơ thể thiếu LH, dẫn đến không có yếu tố kích thích rụng trứng, gây vô kinh và khó thụ thai, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
- Đây cũng là một hormone quan trọng liên quan đến sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú. Prolactin thúc đẩy sự phát triển của tuyến vú, biệt hóa tuyến vú, kích thích vú tiết sữa sau khi sinh con. Hormone này kết hợp với oxytocin làm tăng (ở một số trường hợp phụ nữ sau sinh bị giảm prolactin dẫn đến không có đủ sữa cho con bú).
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nồng độ prolactin máu trên lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong một số trường hợp:
- Đánh giá chức năng, bệnh lý ở tuyến yên.
- Chẩn đoán các khối u ở tuyến vú, u tuyến yên,…
- Chẩn đoán vấn đề hệ sinh dục ở cả nam và nữ giới: vô kinh, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương ở nam giới, vô sinh,…
Thứ hai là do sự thiếu hụt nhẹ Fsh : chúng tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân có chu kỳ tương đối dài dao động trong phạm vi trên 32 tới 41 ngày . Khảo sát xét nghiệm đầu kỳ , prolactin bình thường , chỉ số Fsh gần giữa kỳ vào các ngày 14, 15, 16 chu kỳ tương đối thấp ; chính do sự thiếu hụt nhẹ hormon Fsh nên các nang noãn chậm phát triển hơn so với thường lệ khi so sánh với các bệnh nhân có chu kỳ chuẩn 28 ngày ( gần giữa kỳ Fsh sẽ tăng và sau khi rụng trứng Fsh giảm về mức gần đầu kỳ ngày 2 vòng kinh ) .
Thứ ba là do Hội chứng Buồng trứng đa nang : trong hội chứng này các hormon như LH và Testoterone thường cao một phần gây ức chế nang noãn khó phát triển và bị thoái hoá sớm, mặt khác cũng gây ức chế giảm tiết FSH khi LH thường xuyên cao trên gấp đôi FSH.
Thứ tư là bệnh nhân suy buồng trứng sớm chưa quá nặng . Chỉ số Fsh ngày 2 dao động trên 20 dưới 30. Thi thoảng mất kinh , chu kỳ dài và đột ngột có kinh lại.
Ngoài ra còn bởi một số nguyên nhân khác … Lưu ý : chỉ số AMH thấp không ảnh hưởng tới sự phát triển của trứng.
Chu kỳ kinh từ trên 21 ngày tới dưới 35 ngày vẫn có thể xem là bình thường ở nhiều bạn ! Nếu các chỉ số về kích thước noãn giữa kỳ và Estradiol trên 200pg .
Một số quan sát lâm sàng về chu kỳ kinh dài ngắn
Chỉ số Estradiol đầu kỳ ngày 2 cao trên 80pg có thể dẫn tới trứng phát triển sớm , rụng sớm và chu kỳ kết thúc sớm chỉ 25, 26 ngày ngắn hơn bình thường gặp trên những bệnh nhân AMH thấp gần mãn kinh.
Chỉ số Fsh ngày 2 đầu kỳ cao ( trên 9 đến dưới 15 miu/mL ) khiến nang noãn kém nhạy cảm , trứng có thể khó phát triển vào giữa kỳ , không có trứng trội và không có rụng trứng . Hậu quả dẫn tới chu kỳ kinh đột ngột kéo dài lên 50 ngày. Nhưng sau đó lại có thể quay về bình thường 26, 27, 28 ngày. Hiện tượng này hay gặp trên bệnh nhân U40 gần mãn kinh hoặc người có AMH thấp kèm Fsh ngày 2 cao như trên.
Tham khảo :
Bốn giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt .
Chu kỳ kinh nguyệt có thể được chia thành bốn giai đoạn sau:
1. Kinh nguyệt : Đó là sự khởi đầu của chu kỳ kinh nguyệt, thường kéo dài 3 - 7 ngày. Trong giai đoạn này, niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu bong ra và chảy máu từ âm đạo. Điều này là do nồng độ hormone trong cơ thể giảm xuống, khiến niêm mạc tử cung bong ra.
2. Giai đoạn nang trứng (hay giai đoạn nang trứng của buồng trứng) Thường bắt đầu sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc và kéo dài khoảng một tuần. Trong giai đoạn này, tuyến yên trong não tiết ra hormone kích thích nang trứng (FSH), khiến một số nang trứng trong buồng trứng bắt đầu trưởng thành. Trong số các nang này, thường chỉ có một nang trở thành nang trội và cuối cùng giải phóng trứng. Trong giai đoạn này, niêm mạc tử cung cũng bắt đầu dày lên trở lại để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.
3. Thời kỳ rụng trứng Điểm giữa của chu kỳ kinh, thường vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh (trong chu kỳ 28 ngày). Trong giai đoạn này, buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng trưởng thành, gọi là rụng trứng. Sự rụng trứng được kích hoạt bởi sự giải phóng hormone luteinizing (LH) từ tuyến yên trong não. Sau khi rụng trứng, trứng sẽ đi vào ống dẫn trứng, chờ khả năng thụ tinh.
4. Giai đoạn hoàng thể Giai đoạn này bắt đầu sau khi rụng trứng và kéo dài khoảng hai tuần. Sau khi rụng trứng, buồng trứng hình thành một cấu trúc gọi là hoàng thể. Hoàng thể giải phóng một lượng lớn hormone như progesterone và estrogen, tiếp tục kích thích sự dày lên của nội mạc tử cung. Nếu trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng, nó sẽ làm tổ ở niêm mạc tử cung ở giai đoạn này. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra, hoàng thể sẽ thoái hóa, nồng độ hormone giảm xuống, niêm mạc tử cung bắt đầu bong ra và một chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.
房振直衣學古傳:福安堂
Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM
Điện thoại/ Zalo tư vấn : 0906 782 538 & 037534.6898
Email: buthoaycanh@gmail.com
Website: benhsuybuongtrung.vn