BÁO HIẾU CHA MẸ
Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Ngày xưa, thời phong kiến tội bất hiếu là một trong những trọng tội có thể bị xử rất nặng :
Nếu đánh chết nạn nhân, người có hành vi bất hiếu sẽ bị xử tội lăng trì (xẻo từng miếng thịt cho đến chết); nếu do lầm lỡ, vô ý thì bị xử đánh 100 cái bằng sợi mây lớn, đưa đi đày ở nơi xa, suốt đời không được về nhà. Trường hợp làm bị thương, người gây tội bị phạt đánh 100 cái bằng sợi mây lớn, đày 3 năm.
Ngày nay, đôi khi vì cuộc sống mưu sinh vất vả rồi bệnh tật bản thân , chúng ta lo nghĩ và chi tiêu cho chúng ta rất nhiều , nhưng lại ít khi nghĩ tới Ông Bà Cha Mẹ …lúc về già ốm đau, nhức mỏi cái chân cái tay …v.v. mà con cháu lại thiếu quan tâm chăm sóc .
BẠN ĐÃ BAO GIỜ TẶNG MỘT MÓN QUÀ THIẾT THỰC TỚI SỨC KHOẺ CỦA CHA MẸ ÔNG BÀ CHƯA ? SỨC KHOẺ LÀ VỐN QUÍ NHẤT CỦA 1 CON NGƯỜI NHẤT LÀ KHI VỀ GIÀ, NHÌN VÀO 1 ĐẠI GIA ĐÌNH VỚI ỐNG BÀ CHA MẸ AI CŨNG SỐNG THỌ VUI VẦY BÊN CON CHÁU ĐÓ LÀ ÂN PHƯỚC LỚN NHẤT CỦA BẬC LÀM CON !
Hôm nay Admin trân trọng giới thiệu với các bạn , một món quà rất thiết thực với người già : Toa thuốc Ngâm rượu Châu công Bách Tuế tửu gia giảm thang hơn 1000 năm tuổi với công dụng :
Tương truyền nhờ bí quyết của Rượu thuốc này mà Châu công thọ tới trăm tuổi , tinh thần vẫn rất minh mẫn, da dẻ hồng hào ăn ngon ngủ tốt, không hề đau lưng nhức mỏi , tuổi cao mà vẫn làm việc như thường ngày….
Bài thuốc Châu Công này có từ thời nào và bao nhiêu tuổi : Thời Chiến Quốc chính thức bắt đầu TỪ năm 403 TCN khi ba họ lớn nhất ở Tấn là Triệu, Ngụy và Hàn phân chia đất nước; triều đình bất lực nhà Chu bắt buộc phải ... Theo Ancient-origins, hơn 260 ngôi mộ cổ được xác định bên trong nghĩa trang khổng lồ thời Chiến quốc (từ năm 481 đến năm 221 trước CN ) ... Như vậy tới nay Bài thuốc này đã trên 1000 năm !
Mẹ Admin 83 tuổi mới chụp sáng nay 23/09/2023
CHÂU CÔNG BÁCH TUẾ DANH BẤT HƯ TRUYỀN
Nguyên bản bài thuốc này trích từ Sách : Trung Quốc Bí Phương Đại Toàn của quan Đại Ngự Y Đời Chiến Quốc ( ngài Chu Công; Tác dụng của nó : Điều hòa khí huyết, thông suốt mạch lạc, chữa bách bệnh, giúp trường thọ , ăn ngon ngủ khỏe, tinh thần minh mẫn, xương cốt chắc chắn )
( có nhiều phiên bản công thức Rượu Thuốc và cách gia giảm khác nhau tuỳ theo chứng bệnh hiện tại của người dùng mà thầy thuốc sẽ điều chỉnh lúc kê toa )
Nữ hay Nam đều có thể uống được rượu này , vì trong rượu có táo tàu, đường phèn và độ giảm bớt sau khi ngâm, khi uống còn có thể pha loãng ra với nước . 03 chai rượu trên bàn : hết 1 chai, chai thứ hai gần hết, chai thứ 3 còn 80% ….vì rượu này ngâm thuốc phải dùng loại cao độ Rượu Bàu Đá Bình Định 45 độ trứ danh , ngâm ít nhất 1 tháng giảm độ rượu / bỏ chai rượu xuống đất hay hầm xi măng hạ thổ rồi dùng , có thể để vào góc khuất tối mát và khô trong góc nhà , ko được để nơi nóng ẩm ….
Sử dụng : pha loãng với nước khi dùng , 1 ly sứ + 2 , 3 ly nước .
nếu không uống rượu thuốc thì có thể sắc nước uống bình thường.
CHU CÔNG BÁCH TUẾ DƯỢC TỬU ( công thức này còn phải điều chỉnh gia giảm tuỳ theo bệnh nhân khai bệnh như nhức mỏi chân tay nhiều, đau thần kinh toạ, sưng 2 đầu gối thoái hoá khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thắt lưng, mất ngủ hay quên, rồi giãn tĩnh mạch chân, trào ngược dạ dày.v.v ) ... thì sẽ giảm vị thuốc này và tăng vị thuốc kia hay thêm vào các vị thuốc mới , vì thế Toa này chỉ là toa minh hoạ các bạn nhé !
Toa minh hoạ . Phiên bản 1 tham khảo
Phục thần....................... 24g Sinh địa......................... 10g
Đương qui..................... 10g Xuyên khung.................. 08g
Thục địa........................ 08g Phòng phong................. 08g
Cao qui bản................... 08g Phòng đảng sâm............. 08g
Bắc mạch môn............... 08g Bạch truật...................... 08g
Câu kỷ tử....................... 08g Hoàng kỳ (chích) .......... 08g
Trần bì.......................... 08g Táo nhục....................... 08g
Khương hoạt.................. 06g Bắc ngũ vị...................... 06g
Nhục quế....................... 04g Đại táo........................... 6 quả
Đường phèn................... 2 lạng
+ Cách ngâm: 18 vị thuốc trên ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong suốt 5 ngày đêm. Ngày thứ 6 nếu nửa lít nước với 3 lạng đường phèn cho tan ra, để nguội rồi đổ vào keo trên trộn đều, ngâm tiếp đến ngày thứ 10 thì dùng được.
+ Cách dùng: Ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước 3 bữa ăn và tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục đến lúc hết rượu.
Rượu ngâm xong có màu đỏ hổ phách rất đẹp , đặc biệt chai rượu của Admin chính giữa đã ngâm 5 năm, hương thơm lừng, khi mở nắp chai đứng cách đó 3 mét cũng thấy mùi thơm, ly rượu sau khi uống không rửa để tới ngày hôm sau vẫn còn lưu Hương !
P/s : phần tham khán
1.Phước : Trụ trì …Thích Nhuận Đức có 1 bài giảng như thế này , Phước của Cha Mẹ như cái Lu ( to ), nhưng Phước của con cái chỉ như cái Ly ( nhỏ ) … Cha Mẹ muốn san sẻ , đổ cái phước của mình sang cho con cái cũng ko được, vì dung tích của cái Ly bé không thể chứa được cái Phước đức to lớn của cả cái Lu to. Cho nên bậc làm con phải tu dưỡng tài đức hạnh …để cho cái Ly của mình lớn lên thao năm tháng thì mình mới nhận được nhiều cái Phước báu quí giá. Có Phước thì đời sống mới hạnh phúc , công việc làm mới thuận buồm xuôi gió chứ không phải như chúng ta nghĩ là Tài năng quyết định tất cả đâu các bạn . Có tài mà thiếu đức , không có phước làm gì cũng hỏng !
2.Bất hiếu - trọng tội dưới triều Nguyễn Luật nhà Nguyễn (Hoàng Việt luật lệ) xác định bất hiếu là một trong mười tội ác nghiêm trọng ("thập ác"), không thể dung thứ. Bất hiếu khi đó được hiểu là không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình và của chồng; có tang cha mẹ mà lấy vợ hay lấy chồng, hoặc là hát xướng vui chơi và mặc áo thường... Hoàng Việt luật lệ quy định: Con cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Ai bỏ mặc cha mẹ già trên 80 tuổi đang mang bệnh nặng bị coi là "bất nhân", phạt 80 trượng.
Nếu ông bà, cha mẹ phạm tội đi đày, con cháu phải theo đến nơi này. Con cháu đánh ông bà cha mẹ thì bị trừng trị nặng hơn trường hợp phạm tội bình thường. Ai mưu giết ông bà, cha mẹ bị xử giảo quyết (thắt cổ ngay).
Các trường hợp xâm hại mồ mả tổ tiên, ông bà, cha mẹ đều bị khép vào tội thập ác. Trong trường hợp cần người phụng dưỡng ông bà cha mẹ, luật cho phép giảm hình phạt nhưng "phải xét hỏi rõ tên hung phạm ấy có ông bà, cha mẹ già, ốm hay không, có phải là con một hay không".
Trong thừa hưởng tài sản của cha mẹ, tội bất hiếu được hiểu là "đòi phân chia tài sản ra ở riêng" hay "vì tài sản mà tỏ ra thiếu lễ độ".
Vua Minh Mệnh cho phép hình phạt đánh gậy có thể thay bằng roi nếu tội nhẹ, người phạm tội là phụ nữ. Nhưng với tội bất hiếu vẫn phải giữ nguyên đánh bằng gậy.
Các luật xưa đều quy định rất khắt khe với hành vi bất hiếu. Văn bản trong khối Châu bản triều Nguyễn còn lưu đến ngày nay cho thấy không ít vụ án, người phạm tội bất hiếu bị trừng phạt rất nghiêm, thậm chí xử tội chết.
Năm Minh Mệnh thứ 21, 1840, thự quyền Kinh lịch (chức quan ở tỉnh) Lê Văn Gia tại Quảng Ngãi chưa mãn tang cha mà đã áo hoa, túi gấm đi xem trò, không mảy may đau xót. Với bản tấu của Bộ Lai, Lê Văn Gia bị cách chức, buộc về quê.
Năm Tự Đức thứ 30 (1877), tại Nam Định, Hoàng Tần chiếm ruộng của cha là Hoàng Cương rồi cãi nhau nên bị kết tội chửi mắng cha với hình phạt "giảo giam hậu" (thắt cổ nhưng giam lại đợi).
房振直衣學古傳:福安堂
Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM
Điện thoại/ Zalo tư vấn : 0906 782 538 & 037534.6898
Email: buthoaycanh@gmail.com
Website: benhsuybuongtrung.vn