PHÚC AN ĐƯỜNG
NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH TỰ MIỄN
MỘT SỐ BỆNH TỰ MIỄN MÀ CHÚNG TA THƯỜNG BIẾT : VẢY NẾN- LUPUS BAN ĐỎ VÀ VIÊM DA CƠ NỔI MẨN ĐỎ
A/ Khái niệm Bệnh tự miễn - Nguyên nhân và biểu hiện bệnh:
Cơ thể chúng ta là một thực thể vô cùng kì diệu. Nếu bạn mắc bệnh, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ lập tức tiêu diệt các tế bào lạ, trả lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng đôi khi chúng lại ” khôn nhà dại chợ”, tự kháng chính những tế bào trong cơ thể của mình, gây nên một tình trạng bệnh được y học gọi là bệnh tự miễn.
Bệnh tự miễn là gì?
Để biết được bệnh tự miễn là gì, trước hết chúng ta cần đi tìm hiểu về hệ miễn dịch của cơ thể.
Hệ miễn dịch được cấu trúc vô cùng phức tạp bởi các tế bào, các mô và các bộ phận. Nó như một chiếc hàng rào quan trọng ngăn chặn cơ thể khỏi virus, các ký sinh trùng, tế bào lạ. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân kể trên, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công chúng.
Bệnh tự miễn tức là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của mình, từ đó dẫn đến hậu quả là tự hủy hoại chính mình. Bình thường, ngay từ khi sinh ra hệ miễn dịch của cơ thể đã có chức năng nhận diện những yếu tố “lạ – quen” đối với cơ thể, để hình thành các kháng thể chỉ chống lại các yếu tố “lạ”, bảo vệ các yếu tố “quen”. Nhưng vì một lý do nào đó, các tế bào trong cơ thể bị biến đổi cấu trúc trở thành yếu tố “lạ” mà hệ miễn dịch của cơ thể không nhận dạng được, dẫn tới kích hoạt hệ miễn dịch sinh ra kháng thể chống lại các tế bào của chính mình và gây ra bệnh tự miễn.
Bệnh tự miễn khác với dị ứng thế nào?
Tự miễn khác xa với dị ứng. Trong dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công quá mức vào những phần tử lạ xâm nhập cơ thể (ví dụ như phấn hoa, bụi bặm, thuốc,…) gây ra tình trạng viêm, còn tự miễn thì hậu quả sẽ là sự hủy diệt các mô, các tế bào của chính cơ thể và gây ra tình trạng bệnh lý nghiêm trọng trên nhiều mô, nhiều cơ quan. Bệnh tự miễn thường có tính chất hệ thống. Sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch rất khó có thể sửa chữa được, do vậy cho đến nay người ta chưa thể tìm được những phân tử thuốc đủ thông minh để chỉ tiêu diệt những phản ứng miễn dịch bất lợi và vẫn đảm bảo duy trì được hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
B/Nguyên nhân gây bệnh tự miễn
Ngày nay, y học hiện đại đã xác định được 1 số nguyên nhân chính gây ra các bệnh tự miễn, bao gồm:
Ô nhiễm môi trường: Dưới nền công nghiệp phát triển như vũ bão, hệ quả của các cuộc chạy đua công nghệ số là tình trạng ô nhiễm môi trường, đây chính là một trong những thủ phạm gây nên bệnh tự miễn và làm bệnh tự miễn nặng hơn. Bệnh tự miễn xảy ra trong trường hợp này là do các tế bào của cơ thể đã bị môi trường làm tổn hại và bị biến đổi.
Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng có thể làm ngòi nổ châm lên nguy cơ mắc các bệnh tự miễn. Bởi khi bị viêm nhiễm, các tế bào trong cơ thể trông không khác gì những tế bào lạ. Vậy là hệ miễn dịch như một bộ máy cứng ngắc, quay ra tấn công những “kẻ lạ” này mà không biết rằng đó lại là “người nhà”.
Vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn: Có hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống ở trong ruột của chúng ta, vai trò của chúng là điều hòa hệ miễn dịch. Thế nhưng trong những thập kỉ gần đây, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi và thuốc tránh thai vô tội vạ đã làm mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Từ đó dẫn đến khả năng cao các chứng tự miễn và các rối loạn miễn dịch.
Thiếu hụt vitamin D: Vitamin D giống như vệ sĩ của hệ miễn dịch, chúng giúp hệ miễn dịch chống lại ung thư, ngăn ngừa sự hợp thành của các nguyên tố không tốt chống lại hệ miễn dịch. Lượng vitamin D có trong máu phải đạt con số 100-150 pg/ml, thấp hơn là bạn đã bị thiếu hụt vitamin D.
Bệnh lý Tuyến giáp : Tuyến giáp là nơi hứng chịu nhiều độc tố nhất, ngày ngày dưới “sức ép” của các độc tố khiến tuyến giáp bị rối loạn phát sinh .
Yếu tố di truyền cũng phải kể đến nếu người thân cha mẹ của bạn mắc phải căn bệnh này.
C/ Các bệnh tự miễn thường gặp
Có hơn 80 căn bệnh tự miễn khác nhau, tuy nhiên về cơ bản chúng được chia thành 2 nhóm chính là bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan và bệnh tự miễn hệ thống điển hình (bệnh tự miễn không đặc hiệu cơ quan). Dưới đây là danh sách những bệnh tự miễn thường gặp ở con người:
Các bệnh tự miễn thường gặp ở con người:
D/ Biểu hiện bệnh tự miễn ra sao ?
Như ta đã nói ở trên, bệnh tự miễn được chia thành 2 cực chính là đặc hiệu cơ quan và không đặc hiệu cơ quan.
Nhóm bệnh đặc hiệu cơ quan: Tồn thương chỉ xảy ra ở một cơ quan trong cơ thể, trong nhóm này cơ quan đích mang bệnh thường là tuyến ức, tuyến giáp, tuyến thượng thận, dạ dày…
Nhóm bệnh không đặc hiệu cơ quan: Tự kháng thể phản ứng với nhiều loại kháng nguyên nằm rải rác nhiều nơi trong cơ thể gây nên sự tổn thương đặc trưng ở nhiều cơ quan khác nhau. Tổn thương thường gặp là ở da, khớp và cơ.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, các bệnh được xếp nằm kề nhau thường có hiện tượng trùng lặp về cả triệu chứng cận lâm sàng lẫn lâm sàng.
E/ Mức độ Bệnh tự miễn nguy hiểm thế nào ?
Bệnh tự miễn hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể dùng thuốc để hạn chế sự tiến triển của bệnh. Nếu không xảy ra biến chứng thì bệnh cũng không quá nguy hiểm, tuy nhiên cũng phải xét tùy từng loại bệnh. Một số bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ có thể phá hủy buồng trứng đánh tụt AMH thấp gây vô sinh.
Ngoài ra Vì không thể chữa khỏi hoàn toàn nên bệnh nhân sẽ phải lệ thuộc vào thuốc gần như suốt đời. Mặc dù các loại thuốc này được chứng minh có nhiều tác dụng kìm hãm bệnh nhưng tác dụng phụ của chúng lại vô cùng nhiều và nguy hiểm. Chính điều này mới là mối đe dọa của các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn,
Để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng tân dược nhất là phải dùng lâu ngày và quá liều gây độc cơ thể có thể dẫn đến vô sinh,hiện nay, sau khi điều trị bệnh bình ổn các bác sỹ cũng thường hướng cho người bệnh sử dụng thêm thuốc từ thảo dược thiên nhiên . Và đấy là lý do Đông y với nền học thuật của mình đóng vai trò không nhỏ trong điều trị các bệnh lý này.
Phần tiếp theo Entry : Phác đồ điều trị Đông y của Phúc An Đường đối với một số bệnh tự miễn.
Đặc biệt sẽ tập trung vào một số bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sinh sản là : Bệnh lupus ban đỏ hệ thống - bệnh lý tuyến giáp Hashimoto, bệnh Grave, thấp khớp một cái tên bệnh rất quen thuộc, vô sinh do miễn dịch (immune infertility ), viêm tuyến tiền liệt tự miễn gây vô sinh nam, bệnh lý hệ miễn dịch tự tấn công buồng trứng, bệnh lý dị ứng với tinh trùng ở nữ giới...
Bệnh grave Thay vì phá hủy tế bào tuyến giáp, bệnh grave khiến bộ phận này sản sinh thêm hormone. Quá nhiều hormone có thể dẫn tới phình tuyến giáp, tim đập nhanh, lo âu, dễ bực tức, thường xuyên đi ngoài, sụt cân và gây nên các vấn đề về giấc ngủ. Đôi khi hiện tượng này có thể gây sưng mắt, làm xuất hiện các vết đỏ ở vùng da cẳng chân và bàn chân.
Theo Hiệp hội Thyroid Hoa Kỳ, cứ 200 người thì có một người bị bệnh này. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 8 so với nam giới.
Sử dụng thuốc chỉ có thể giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng mà không thể chữa bệnh này được. Nếu không có hiệu quả, bạn cần thực hiện phẫu thuật hoặc iốt phóng xạ. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung hormone tuyến giáp để cơ thể hoạt động bình thường.
Thấp khớp
Thấp khớp cũng là một loại bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng tới 1,5 triệu người Mỹ. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này gấp 3 lần so với nam giới.
Thấp khớp dẫn tới những cơn đau, sưng tấy, cứng khớp ở ngón tay, cổ tay và chân. Giống các loại bệnh tự miễn khác, chúng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, bao gồm cả mắt, da, miệng, phổi và thành mạch máu. Ngoài ra, bệnh này cũng gây thiếu máu, mệt mỏi và sốt trong một số trường hợp.
Theo tổ chức Viêm khớp Hoa Kỳ, thấp khớp thường xuất hiện ở phụ nữ có độ tuổi từ 30-60.
Dù không thể điều trị thấp khớp, các loại thuốc có khả năng làm giảm triệu chứng và những tổn thương do bệnh này gây ra. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm.
Vô sinh do miễn dịch...ở nam giới có liên quan đến tinh trùng
Các nhà khoa học Mỹ đã khám phá được manh mối gây vô sinh do miễn dịch – một điều ít được nói đến. Ở người mắc bệnh này, hệ miễn dịch của họ tấn công tinh trùng, làm suy giảm khả năng sinh sản.
Các chất gây ô nhiễm, căng thẳng và những nhân tố tiêu cực khác trong cuộc sống hiện đại đã góp phần làm tăng tỉ lệ vô sinh. Điều đó hầu như ai cũng biết. Nhưng điều mà ít người được nghe nói đến chính là trường hợp vô sinh do miễn dịch (immune infertility).
Là một trong 80 chứng rối loạn tự miễn đã được khám phá, vô sinh do miễn dịch xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Ở người mắc bệnh này, hệ miễn dịch của họ tấn công tinh trùng, làm suy giảm khả năng sinh sản.
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC AN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM
Điện thoại/ Zalo tư vấn : 0906 782 538
Email: buthoaycanh@gmail.com
Website: benhsuybuongtrung.vn